Các loại thực phẩm chế biến từ thịt
Thịt sau chế biến là thịt đã được xử lý, ướp muối, hun khói, lên men, sấy khô... Một số thực phẩm chế biến từ thịt có thể kể đến như: thịt xông khói, giăm bông, xúc xích, thịt bò khô, sườn nướng... Tuy nhiên, điều mà hầu hết mọi người không biết là thịt chế biến có thể có hại cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là đối với người bị bệnh gút.Bản thân thịt động vật đã có hàm lượng purin cao và sau khi chế biến thì còn xuất hiện thêm nhiều chất không tốt cho sức khoẻ khác. Một số sản phẩm từ thịt đã qua chế biến có thể kể đến:
- Các loại xúc xích
- Thịt ba rọi
- Giăm bông (chà bông, ruốc)
- Thịt bò nướng
- Thịt xông khói
- Thịt bò khô
- Thịt hộp
- Gà tây hun khói
Nitrit - nguyên tố gây ung thư có trong thực phẩm chế biến từ thịt
Nitrit là một thành phần phổ biến có mặt ở các sản phẩm được chế biến từ thịt động vật. Chúng là thành phần chính tạo cho thịt có màu đỏ và vị mặn. Các nhà khoa học phát hiện ra rằng nitrit có khả năng gây ung thư cao. Tuy nhiên, nguy cơ thực sự xảy ra khi nitrit tương tác với các hợp chất trong thịt và khi nó được nấu ở nhiệt độ cao (tạo thành hợp chất gọi là nitrosamine có thể gây ung thư).Các chất có hại khác
Thịt đã qua chế biến thường mặn hơn vì đã được tẩm ướp thêm gia vị, hay nói cách khác hàm lượng muối sau khi chế biến (thậm chí là các chất bảo quản) cao hơn rất nhiều. Sau quá trình chế biến, Nitrit sẽ hình thành và tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường của bạn.Một số loại thịt có chứa các hợp chất có hại như PAHs (Polycyclic Aromatic Hydrocarbons) và HCAs (Heterocyclic Amines). Những hóa chất này được hình thành trong quá trình chế biến.
Các thành phần gây hại khác được tìm thấy trong thịt chế biến bao gồm:
- Protein thực vật thủy phân
- Protein sữa thủy phân
- Natri photphat
- Xi-rô ngô dextrose
- Natri erythorbate
- Axit ascoricic
- Bột ngọt
- Thuốc nhuộm
- Thịt chế biến làm tăng nhiều rủi ro ung thư
Dưới đây là nhiều sự thật về thực phẩm chế biến từ thịt, ung thư và các bệnh khác:
-Sử dụng 50g thịt hàng ngày (tương đương 1 cây xúc xích hoặc lượng thịt trong 1 ổ bánh mì) có thể làm tăng ung thư ruột lên 18%.
- Ăn thịt hàng ngày sẽ khiến bạn có nguy cơ mắc bệnh tim mạch vành cao hơn 42% và nguy cơ mắc bệnh tiểu đường cao hơn 19% so với người không ăn thịt mỗi ngày.
-Trung tâm nghiên cứu ung thư ở Anh cho biết, nếu người dân ở Anh không ăn các loại thịt đỏ, tỷ lệ mắc bệnh ung thư sẽ giảm mạnh, và giảm số người mắc ung thư hàng năm tới 8.800 người. Con số này còn nhiều hơn số người ở Anh chết vì tai nạn giao thông.
-Những người tiêu thụ 9g thịt xông khói mỗi ngày làm tăng nguy cơ mắc ung thư vú.
-Trong năm 2013, người ta phát hiện ra rằng chế độ ăn nhiều thịt là nguyên nhân gây ra 526.000 ca tử vong do bệnh tim mạch, 84.000 đối với bệnh tiểu đường và 34.000 đối với ung thư ruột.
-Một nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà nghiên cứu người Anh Peter Magee và John Barnes cho thấy những con chuột tiếp xúc với Dimethyl Nitrosamine thường phát triển khối u ở gan, dạ dày, thực quản, ruột, não, bàng quang, thận và phổi.
-Một nghiên cứu năm 1994 cho thấy trẻ em ăn hotdog vài lần một tuần làm tăng nguy cơ phát triển ung thư não ở trẻ em.
Mới đây, Tổ chức Y tế Thế giới đã phân loại thịt là chất gây ung thư nhóm 1. Điều này dựa trên 400 nghiên cứu được xem xét bởi 22 chuyên gia ung thư từ khắp nơi trên thế giới, trong đó họ phát hiện ra rằng thịt sau chế biến có liên quan mạnh mẽ đến ung thư ruột kết. Bạn có thể đọc thêm các phát hiện và ý kiến của W.H.O. về thịt chế biến tại đây.
Thực phẩm từ th và thói quen không lành mạnh
Nghe có vẻ lạ, nhưng thực sự có một mối liên hệ mạnh mẽ giữa những người thường xuyên ăn thịt (đặc biệt là thức ăn nhanh) với các thói quen không lành mạnh. Đây là những người cũng ăn ít trái cây và rau quả. Sự kết hợp của những thói quen xấu này dẫn đến các bệnh mãn tính như bệnh tim, huyết áp cao, bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính và ung thư dạ dày.Thực phẩm từ thịt và bệnh gout
Là một người mắc bệnh gout, có lẽ bạn đã biết rằng một số loại thịt đỏ và thịt nội tạng có hàm lượng purin cao, do đó, việc tiêu thụ nhóm thực phẩm này nên được hạn chế. Đã có một số nghiên cứu chứng minh rằng những người có chế độ ăn kiêng bao gồm thực phẩm ngọt, mặn cũng như thịt đỏ có nguy cơ mắc bệnh gout cao hơn.Hãy lưu ý rằng những thịt là những nguyên nhân chính khi nói đến bệnh gout. Chúng rất giàu chất béo bão hòa và natri, nên tránh sử dụng càng nhiều càng tốt.
Việc ăn uống quá mặn (sử dụng nhiều muối) rất có hại cho tình trạng bệnh gout của bạn. Nó làm giảm khả năng bài tiết Axit Uric của thận. Thậm chí một nghiên cứu được công bố trên Circulation cho rằng đây cũng là một trong số các nguyên nhân chính gây ra bệnh cao huyết áp.
Khi đi mua thịt, chúng ta thường nhìn xem thịt có đỏ không, nhằm đánh giá độ tươi của thịt. Tuy nhiên, nếu là các sản phẩm sau chế biến thì không nên, và tuyệt đối tránh xa các loại thực phẩm từ thịt sau chế biến vẫn còn giữ được sác đỏ hồng, vì chúng đã được xử lý bằng các chất bảo quản nhằm làm bắt mắt người tiêu dùng hơn.
Cuối cùng, nếu bạn từ bỏ các sản phẩm chế biến từ thịt, vẫn còn nhiều loại thay thế khác không chỉ ngon mà còn tốt cho sức khỏe, ví dụ như:
- Cá ngừ đóng hộp hoặc cá hồi
- Ức gà nướng
- Quả mọng
- Các loại đậu
- Trứng luộc kĩ
- Đậu hũ
- Rau nướng
- Xúc xích chay
- Các loại thảo mộc và gia vị cho hương vị