Bị gout có nên ăn nấm hay không ?

Friday, December 11, 2015
Đối với người bị guot, họ luôn cho rằng những loại thực phẩm có tốc độ tăng trưởng nhanh (như măng, súp lơ...) thường chứa nhiều purin và là nguyên nhân gây ra những con đau gout. Nấm cũng là một loại thực phẩm tăng trường nhanh, tuy nhiên ăn nấm có tốt cho bệnh nhân guot hay không thì cần phải tìm hiểu thêm !

Bị gout có được ăn nấm không ?

Bị gout có nên ăn nấm không ?
Với gần 140.000 loại nấm có mặt trên trái đất này, thì một số ít các loại nấm mà con người biết đến chỉ nằm trong 10% số đó. Trong đó một vài loại nấm có khả năng chữa bệnh rất tốt, vì chúng có chứa các chất đặc biệt mà không một loại thực phẩm nào có được.

Trở lại với những loại nấm bạn thường dùng hàng ngày ( như nấm rơm, nấm mối, nấm tuyết, nấm mèo,...). Bạn nên biết rằng chúng cũng là một nguồn cung cấp vitamin B, selen, đồng, phốt pho, kali, kẽm, mangan, riboflavin, niacin, ergothioneine - một chất chống oxy hóa mạnh mẽ và nhiều loại vitamin cùng các khoáng chất khác. Vì vậy về cơ bản, ăn nấm sẽ có lợi đối với những bệnh nhân gout.



Mặc dù chưa từng có một cuộc nghiên cứu nào về những ảnh hưởng của nấm đến bệnh gout, tuy nhiên cuộc thí nghiệm về nấm linh chi và bệnh viêm khớp dạng thấp được tiến hành tại DH Hong Kong mang tên "Mushroom of Immortality" đã chứng minh rằng : hoạt chất peptide polysaccharide ở nấm linh chi có khả năng "ức chế đáng kể sự phát triển của viêm khớp dạng thấp".

Nấm giúp điều chỉnh các tế bào ảnh hưởng đến hệ thống miễn dịch, giúp ổn định hoạt động quá mức của các tế bào trực tiếp gây ra chứng rối loạn tự miễn như viêm khớp dạng thấp. Gout cũng là một dạng rối loạn tự miễn.

Vì vậy bạn có thể sử dụng nấm linh chi ở dạng viên nang hoặc trà được bán ở các nhà thuốc đông - tây y trên toàn quốc để giảm bớt các cơn đau do gout gây ra.



Ngoài ra trong y học Trung Quốc, từ lâu nấm đã được dùng như một vị thuốc chữa các bệnh về gan và thận (2 cơ quan rất quan trọng đối với bệnh nhân gout).

Và một sự thật mà những người bị gout nên biết : lượng purin trong nấm rất thấp, nó không ảnh hưởng nhiều hoặc làm gia tăng hàm lượng purin trong máu. Chính vì thế, có thể nói rằng nấm hoàn toàn không ảnh hưởng (hoặc không đáng kể) đối với người bị gout.

Cuối cùng, tôi chỉ khuyên rằng bạn nên từ bỏ dần các món ăn được chế biến từ thịt để thay bằng nấm và rau quả, vì nó tốt cho sức khoẻ của bạn, và nhất là đối với những người bị gout.
 
Sức khoẻ và đời sống © 2011 | Designed by Z Studio , in collaboration with Tin công nghệ - Cho thuê website hoặc đặt quảng cáo : 0909 8000 41